Thoảng đâu đây hương…mùi già

Rưng rưng nhớ mẹ, nhớ bà, nhớ quê!

 

Với nhiều bạn trẻ thế hệ 9x trở đi thì mùi già khá xa lạ, thậm chí nhiều bạn còn không biết mùi già là cây gì. Nhưng chắc hẳn với các bạn thế hệ 8x trở lại, đặc biệt là các bạn có tuổi thơ gắn bó với cuộc sống thôn quê đồng bằng Bắc Bộ thì không ai không biết tới hương vị của mùi già mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Mùi già, là cây rau mùi vẫn làm gia vị, cùng với hành, các loại rau thơm, rau húng, bạc hà, xà lách…hay dùng trong món chả nem, nộm xu hào, ăn phở, ăn bún chả, riêu cá…Nhưng đó là cây mùi khi còn non, nhổ cả dễ, khi để già, cây mùi ra hoa, ra hạt để lấy hạt làm giống hoặc làm thuốc thì gọi là mùi già.

Nhà tôi, năm nào cũng vậy, sát Tết mẹ tôi thường mua sẵn vài bó mùi già, chiều ba mươi Tết sẽ đun một nồi nước mùi già to để cả nhà tắm gội. Sáng mùng một, lại đun một nồi nữa để cả nhà rửa mặt. Đầu tiên, việc tắm và rửa mặt bằng nước mùi già cho ta cảm giác sạch sẽ, thơm tho, đặc biệt là thời khắc chuẩn bị tiễn năm cũ, đón chào năm mới.

Tìm hiểu kỹ hơn, tắm nước lá mùi già chiều 30 Tết là một phong tục lâu đời, một nét văn hóa trong dịp Tết của người Việt. Nét đẹp văn hóa này được truyền từ đời này sang đời khác và tới nay truyền thống tắm lá mùi già dù có mai một, nhưng vẫn được duy trì ở nhiều gia đình, đặc biệt là vùng nông thôn. Các cụ chia sẻ rằng, dùng lá mùi già tắm trong ngày ba mươi Tết với mục đích “tẩy trần”,  với ý nghĩa là, tẩy đi bụi trần, những điều đen đủi, chuyện buồn trong một năm qua, để chào đón những điều may mắn, tốt đẹp trong năm mới.

 

Ngoài ra, trong Đông – Tây y, cây mùi còn là một cây thuốc với nhiều công dụng như: giúp hưng phấn thần kinh, tăng trí nhớ, giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn trướng bụng (gây đánh trung tiện), giảm đau răng, đau thắt dạ dày ruột. Hàm lượng caroten (tiền vitamin A) trong lá gấp 10 lần cà chua, dưa chuột và đậu rán. Hàm lượng canxi, sắt cao hơn các rau khác.

Theo sách “Đông dược học thiết yếu” thì cây mùi là vị thuốc có tên là Hồ Tuy:

  • Tên dùng trong đơn thuốc: Hồ tuy, Ngoan tuy, Hương thái (rau thơm).
  • Tên tiếng Hán: 胡荽
  • Phần cho vào thuốc: Cả cây.
  • Tính vị quy kinh: Vị cay, tính ôn. Vào hai kinh phế, vị.
  • Công dụng: Khử phong hàn, thúc sởi mọc bung ra, có mùi thơm nên tránh được uế khí.
  • Chủ trị: Dùng để chữa sởi mọc nhưng không mọc bung ra được hoặc khi sởi bị hãm ở trong. Đồng thời loại trừ mùi gây hôi của thịt dê.
  • Ứng dụng và phân biệt: Xích sanh liễu và Hồ tuy (mùi) đều là thuốc dùng để rửa ngoài thúc cho sởi mọc bung ra, nhưng Hồ tuy có thể làm thức ăn gia vị, còn Xích sanh liễu chuyên dùng để làm thuốc thôi.
  • Kiêng kỵ: Người bị chân khí hư nhược không nên ăn, sởi đã mọc hết rồi chớ dùng.
  • Liều lượng: Uống bên trong từ 5 phân đến một đồng cân, dùng bên ngoài khoảng chừng hai lạng.
  • Bài thuốc ví dụ: Kinh nghiệm hậu phương (Trung Quốc dược học đại từ điển) chữa sởi đậu mọc chậm, không bung ra được.
  • Hồ tuy, cắt ra, lấy hai chén to rượu đun sôi dào lên, lấy nắp đậy kín, chớ để bay hơi, đợi nguội, bỏ bã đi, ngậm nước rượu phun nhè nhẹ từ gáy, sau lưng đến tận chân, chớ có phun vào đầu và mặt.
  • Tham khảo: Hồ tuy tươi khí vị thơm, sức tán tán mạnh hơn Hồ tuy để lâu. Khi không có Hồ tuy, có thể thay bằng Xích sanh liễu.

Cuộc sống hiện nay, ai cũng quay cuồng với công việc, nên phong tục tắm lá mùi già ngày Tết có phần mai một, đặc biệt là ở các thành phố. Một phần do việc nấu nướng có hơi lích kích với không gian chật chội ở thành phố, một phần mọi người thường quá bận rộn.

Với công nghệ chiết suất lôi cuốn hơi nước, thị trường hiện có sản phẩm tinh dầu mùi già, rất tiện dụng. Ở nước ngoài hay những nơi không tiện mua cây mùi già, các bạn cũng có thể được trở lại cùng ký ức bằng việc pha vài giọt tinh dầu mùi già vào bồn nước tắm, cả nhà sẽ thơm lừng. Lọ 10ml nhỏ hơn thỏi son, nên với chị em hay đi lại, có thể mang theo bên mình, bất cứ lúc nào cũng có thể lấy ra dùng. Tinh dầu mùi già nhiều chị em còn sử dụng thay cho nước hoa, rất phù hợp với tiết trời lành lạnh của mùa đông.

Tinh dầu mùi già Lê Quế: https://tinhdauleque.com/product/tinh-dau-mui-gia/

#tinhdaumuigia #tinhdauleque #muigia #huongviTet