Rất nhiều loại tinh dầu có thể gây bỏng nếu lượng tinh dầu rớt lên da đủ lớn và thời gian đủ lâu, ví dụ như là quế, có thể làm thủng nhựa ngay lập tức, nên rớt lên da sẽ có cảm giác bỏng rát. Chính vì thế tinh dầu nguyên chất không đựng vào các loại chai, lọ nhựa thông thường, chỉ một số loại nhựa đặc biệt, chuyên đựng hóa chất mới dùng được, còn thì phải đựng vào lọ, chai thủy tinh, nhôm…

Hồi đầu mới bán tinh dầu cũng chủ quan, nên bị dính một lô lọ treo xe bằng nhựa, vì thị trường toàn tinh dầu hương liệu công nghiệp nên đựng trong lọ nhựa không vấn đề gì, mình thấy nó đẹp quá, nhập về đựng tinh dầu nguyên chất, rót quế vào vài hôm thủng luôn lọ.

Nếu lượng nhỏ và rửa ngay thì không gây bỏng, nên khi bị rớt vào nhanh chóng dùng giấy, khăn..lau sạch, rồi rửa lại bằng nước nhiều lần là ok.

Tinh dầu quế dù rất nóng, phải gọi là cực nóng, nhưng nếu chỉ 1 giọt nhỏ rớt lên da, đặc biệt da lòng bàn tay hay bàn chân thì không thể gây bỏng. Các loại thường dùng cho trẻ như tràm, khuynh diệp, gừng, gừng gió, long não, sả…nhỏ vài giọt ra tay rồi mát-xa cho trẻ không vấn đề gì. Mình nhắc lại là dùng cái nắp bóp lấy tinh dầu rồi nhỏ ra tay người lớn, sau đó xoa chứ không phải cầm cả lọ tinh dầu đổ lên da con, sẽ không thể kiểm soát được lượng tinh dầu đổ ra.

Tinh dầu không tan trong nước hay các loại dầu, các dung môi thông thường, dễ gặp thì tinh dầu chỉ tan trong cồn (cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ dùng để sát khuẩn, nướng mực). Các bạn có thể nhỏ vài giọt tinh dầu vỏ bưởi vào nước hay các loại dầu thì sẽ rõ. Để pha loãng tinh dầu sả dùng đuổi muỗi, thì cách pha với cồn rất tiện dụng, tiết kiệm tinh dầu, cồn thì rẻ, tránh xa tầm tay trẻ con vì rất dễ cháy.

Khi dùng cần pha tinh dầu với dầu (thường gọi là dầu nền như dầu mè, dầu lạc, dầu sachi, dầu ô liu, dầu dừa, dầu mù u…) hoặc nước là vì: thứ nhất tinh dầu là hợp chất thơm dễ bay hơi nên cần phải pha chế với dầu để hạn chế bay hơi, thứ hai tinh dầu nguyên chất thì rất đậm đặc nên phải pha chế với dầu, nước để làm loãng tinh dầu ra, và thứ ba là có dầu thì tinh dầu sẽ lưu lại trên da lâu hơn + thẩm thấu sâu hơn. Tuy tinh dầu không tan trong dầu hay nước, nhưng trước khi dùng lắc đều và mạnh thì các giọt tinh dầu sẽ bị phân nhỏ, li ti hòa vào dung môi là dầu hoặc nước. Khi đó ta mới dùng để xịt hoăc đổ ra tay rồi xoa lên da, tóc ok.

Trong sản xuất công nghiệp, người ta sẽ dùng một thiết bi gọi là máy đồng hóa để làm đồng đều các thành phần có trong sản phẩm, ví dụ như dầu và tinh dầu, sẽ cho vào máy và máy sẽ làm đồng đều, không bị tách lớp, phân lớp các thành phần.

Cơ chế tác động của các chất lên da (thường là hóa mỹ phẩm như nước hoa, nước gội, dầu xả, ủ tóc, dầu dưỡng…, các loại thuốc bôi, tinh dầu…) là thẩm thấu qua tế bào da vào thẳng máu đi khắp cơ thể.

Cách dùng tinh dầu vỏ bưởi để kích thích mọc tóc, chăm sóc da đầu tốt nhất là pha tinh dầu vỏ bưởi với dầu nền, tỷ lệ 10% tinh dầu – 90% dầu nền, rồi xoa lên tóc, ủ tóc 30p, sau đó gội sạch.

Tóc trong Đông y là huyết dư (máu), nên để tóc dày, đen, mượt thì cần đủ khí huyết, và khí huyết lưu thông tốt. Nên nếu chỉ gội dầu bồ kết và dùng tinh dầu vỏ bưởi thì không thể nào tóc mọc dày, đen, mượt được các bạn ạ. Chị em nào mà kinh nguyệt không đều, ra nhiều, đen…thì không thể có mái tóc đen, dày, mượt như sân-sui được.

Giáp phải toàn diện và lâu dài là: Ăn uống lành mạnh + Tâp luyên đều đặn + Tinh thần vui vẻ thì da sẽ sáng, dáng sẽ thon, ngực mông sẽ căng tròn. Phụ nữ kỵ nhất là uất và giận, sẽ làm hại máu và dễ rất tới rụng tóc, sạm da…Nên luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, kệ mịa cuộc đời, đâu sẽ vào đó, ta phải khỏe để đẹp cái đã.

Cuối cùng xin nhắc mọi người, khi sử dụng bất kỳ sản phẩm gì, mọi người nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng; dùng lượng vừa đủ và dùng ít một để thử rồi mới tăng dần; không lạm dụng dù có tốt, có bổ béo, đến mấy. Mọi thứ thuốc đều là chất độc.